Hiện nay, Vĩnh Phúc khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư tại Việt Nam. Luật đầu tư 2014 quy định nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn bao gồm: nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới, góp vốn mua cổ phần vào doanh nghiệp hoặc đầu tư theo hình hợp đồng hơp tác BCC.
Bài viết ngày hôm nay của Tư vấn Blue sẽ giới thiệu đến quý độc giả một trong những hình thức đầu tư đó là Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC).
Cơ sở pháp lý:
Luật đầu tư năm 2014 và Luật dân sự năm 2015
Khái niệm
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư.
Khi một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, mà trong đó:
Nhà đầu tư nước ngoài/Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (với công ty hợp danh) thì tuân theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài;
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Thủ tục đăng ký hợp đồng BCC với Sở kế hoạch đầu tư:
Hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
– Bản sao CMND, đăng ý kinh doanh hoặc giấy tờ xác định tư cách pháp lý của các nhà đầu tư
– Đề xuất dự án đầu tư.
– Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Hợp đồng BBC
Nơi nộp:
Phòng đăng ký đầu tư- Sở kế hoạch đầu tư
Thời gian :
15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lê, Phòng đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Nội dung hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC chính là hợp đồng thỏa thuận của các bên về việc cùng thực hiện 1 dự án. Vì vậy, ngoài hình thức và thủ tục tuân theo quy định pháp luật về luật đầu tư, Những nội dung của hợp đồng BCC cơ bản tuân theo quy định của hợp đồng dân sự. Nội dung được xác lập chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên. Nội dung cơ bản gồm những vấn đề sau:
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh
doanh giữa các bên;
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
– Giúp các nhà đầu khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được hầu hết các lợi thế trong kinh doanh.
– Khi ký hợp đồng BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt động.
Mọi vấn đề vướng mắc về Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC), quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được các chuyên viên tư vấn của Tư vấn Blue hỗ trợ tư vấn miễn phí.