T3, 11 / 2019 12:39 sáng | hanhblue

Bạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp? Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi bắt đầu tiến hành kinh doanh trên thương trường, người khởi nghiệp có một số lựa chọn về mô hình kinh doanh. Nhằm giúp người khởi nghiệp hiểu rõ hơn bản chất các loại hình kinh doanh cũng như các ưu nhược điểm của chúng trước khi lựa chọn tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh, Tư vấn Blue Vĩnh Phúc xin được chia sẻ với quý vị quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh tại Yên Lạc như sau.

Hình minh họa

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để xin giấy phép kinh doanh

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.

Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Đăng ký cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh cá thể

Để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể bạn có thể liên hệ mua hồ sơ và nộp hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm:

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà – nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).
  • Lưu ý: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản nên nếu bạn chưa rõ có thể qua UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở chính để hỏi và mua hồ sơ, bạn sẽ được hướng dẫn tận tình.

Đối với giấy phép đăng ký kinh doanh của các loại hình công ty TNHH, Cổ Phần, Doanh Nghiệp Tư Nhân.

Bạn soạn thảo hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp lên xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh, Thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính sau 3 – 5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ Sở sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bộ hồ sơ gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu quy định).
  • Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức và người đại diện theo pháp luật ký từng trang
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu quy định)
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu phô tô công chứng của các thành viên hoặc cổ đông kèm theo

Giai đoạn 3: Thủ tục công bố giấy phép đăng ký kinh doanh

Bước 1:Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (trước đây là đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp)

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Khắc dấu doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Blue sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp;

Bước 3: Công bố mẫu dấu

Sau khi có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Mọi vấn đề vướng mắc về quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh tại Vĩnh Phúc, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục