Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực đang rất phát triển khi mà hiện nay, người dân đang ngày càng chú trọng đến việc thưởng thức những món ăn ngon, đẹp mắt, độc đáo và bổ dưỡng. Tùy thuộc vào số lượng người góp vốn, tổng vốn đầu tư và nhu cầu huy động vốn mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn một trong những mô hình công ty phổ biến hiện nay như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong bài viết này luật Blue xin tư vấn đăng ký kinh doanh nhà hàng dưới hình thức hộ kinh doanh như sau:
Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng dưới hình thức hộ kinh doanh
1. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
- Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
- Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
- Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.
Như vậy các bạn lưu ý đăng ký đủ ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Trường hợp kiểm tra lĩnh vực hoạt động hiện có chưa có các ngành nghề luật sư liệt kê thì thay đổi đăng ký kinh doanh để bổ sung ngành nghề và địa điểm kinh doanh dự kiến mở nhà hàng vào giấy phép kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ cá thể
Để tránh mất thời gian và bị trả hồ sơ vì thiếu giấy tờ, bước đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao (Photo công chứng) giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh
- Bản sao (Photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng
Địa điểm triển khai kinh doanh nhà hàng phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó khi giao kết hợp đồng bạn nên lưu ý nhưng điểm sau
- Có điều khoản về sửa chữa, cải tạo lại kết cấu nhà trong đó có bao gồm dịch chuyển nhà vệ sinh,… để đảm bảo chấp hành đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều trường hợp kiểm tra địa điểm không đạt nhưng theo thỏa thuận chủ nhà không đồng ý cho sửa chữa lớn nên không thể bố trí địa điểm đạt chuẩn như yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
- Nên thỏa thuận việc không hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là căn cứ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Thỏa thuận về việc bồi thường của chủ nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với các khoản đầu tư, cải tạo của bên đi thuê.
3. Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện.
Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là giấy tờ rất quan trọng để khách hàng tin tưởng chọn lựa nhà hàng, quán ăn của bạn. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy khám sức khỏe có đóng dấu xác nhận từ bệnh viện của chủ nhà hàng, quán ăn.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh và của người trực tiếp kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh, bạn học 1 buổi tại Trung tâm y tế dự phòng nơi đặt trụ sở kinh doanh. Giấy xác nhận có thời hạn 3 năm.
Sau đó, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Trong vòng 15 ngày, nhà hàng, quán ăn của bạn sẽ được đại diện các cơ quan kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận. Nếu có điểm nào chưa đạt, họ sẽ phản hồi bằng văn bản có nêu rõ lý do.
4. Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.
Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư
– Hình thức đầu tư: Việc đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn 02 hình thức
- Công ty 100% vốn nước ngoài.
- Công ty liên doanh.
– Ngành nghề đăng ký kinh doanh đăng ký: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống. Ngoài ra các công ty hướng đến hoạt động nhượng quyền thương mại thì đăng ký thêm mục tiêu: Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn.
2. Xin các giấy phép con để đủ điều kiện kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư công ty phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép con trước khi tiến hành kinh doanh. Các loại giấy phép con bao gồm
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho địa điểm kinh doanh nhà hàng.
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh rượu phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ rượu.
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh thuốc lá phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá.
Mọi vấn đề vướng mắc về đăng ký kinh doanh nhà hàng dưới hình thức hộ kinh doanh, quý vị hãy liên hệ luật Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.