CN, 04 / 2019 9:24 chiều | hanhblue

Hiện nay, để đưa sản phẩm ra thị trường được thuận tiện cũng như theo đúng trình tự quy định của pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch hay còn hay được gọi là đăng ký mã vạch sản phẩm; đăng ký mã số mã vạch để hợp pháp hóa quá trình trên. Việc đăng ký mã vạch sản phẩm sẽ giúp khách hàng quản lý sản phẩm tốt hơn, thuận tiện trong quá trình kinh doanh. Tư vấn Blue Vĩnh Phúc sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng đăng ký mã vạch hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác.

Ảnh minh họa

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, để quản lý hàng hóa thì trước tiên doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam.

EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm.

Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp (hộ kinh doanh, công ty…) sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt
Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã vạch mặt hàng mới.

Quy trình đăng ký mã số mã vạch hàng hóa cho doanh nghiệp

Các giai đoạn đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp như sau:

Giai đoạn 1: Đăng ký sử dụng mã số mã vạch

Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại các cơ quan được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã vạch.

Giai đoạn 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã vạch

Tổ chức tiếp nhận hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký mã vạch, tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức tiếp nhận chuyển hồ sơ đăng ký đến Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Giai đoạn 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định hồ sơ. Khi xét thấy hồ sơ hợp lệ, Tổng cục sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch cho doanh nghiệp.

 Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch hàng hóa cho doanh nghiệp gồm có:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu quy định)

+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (theo mẫu quy định)

+ Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)

 Nộp hồ sơ tại:

Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thời gian giải quyết:

– Thời gian cấp mã số tạm thời 5 ngày làm việc, cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Khó khăn của doanh nghiệp khi tự đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Thông qua nội dung hướng dẫn quy trình đăng ký mã vạch trên đây, có thể thấy quy trình đăng ký mã vạch không quá phức tạp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong quá trình đăng ký mã vạch đã từ bỏ đăng ký. Tại sao vậy?

Thực tế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đăng ký mã vạch, một số vấn đề có thể kể đến như:

Doanh nghiệp hạn chế trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về mã vạch dẫn đến việc chuẩn bị hồ sơ không hợp lệ;

Doanh nghiệp thụ động không theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ;

Doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, không biết cách xử lý khi không được chấp nhận đăng ký mã vạch.

Cơ quan chức năng chậm trễ giải quyết đăng ký mã vạch.

Các thông tin trên là thông tin về việc hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch hàng hóa cho khách hàng mà Tư vấn Blue Vĩnh Phúc tư vấn với quý vị. Nếu còn chổ nào chưa rõ quý vị hãy liên hệ với Tư vấn Blue Vĩnh Phúc để được tư vấn thêm.

Bài viết cùng chuyên mục