Ngành, nghề kinh doanh – một trong những nội dung mỗi cá nhân, tổ chức phải cân nhắc lựa chọn mỗi khi thành lập mới doanh nghiệp. Thế nhưng, ngành, nghề kinh doanh đăng ký tại thời điểm thành lập mới không thể nào đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cùng Tư vấn Blue Vĩnh Phúc tìm hiểu các thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh như sau.
Hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần) về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
- Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Giấy ủy quyền cho Công ty Tư vấn Blue Vĩnh Phúc thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh ( Nếu có).
Trong năm 2018, khi doanh nghiệp thực hiện bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được quyền đăng ký bổ sung trước sau đó khi doanh nghiệp chính thức thực hiện đảm bảo các điều kiện kinh doanh hoặc xin giấy phép con liên quan đến điều kiện kinh doanh cụ thể. Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty cần lưu kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng và hồ sơ nhân sự của người lao động theo quy định của pháp luật lao động).
Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 doanh nghiệp không phải chứng minh vốn pháp định, vốn điều lệ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn khi thành lập công ty cũng như khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
Thời hạn hoàn thành thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh:
03 -05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
(Năm 2018, nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng sẽ không phải nộp lệ phí nhà nước).
Lưu ý về việc áp mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Đối với ngành nghề được quy định trong mã ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 337/2007 và Quyết định 10/2007 khi bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp phải thực hiện áp mã ngành nghề kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo mã ngành cấp 4;
Đối với mã ngành thực hiện theo pháp luật chuyên ngành: doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Đối với ngành nghề có chứng chỉ hành nghề: doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh và được thực hiện ngay thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề mà không cần cung cấp chứng chỉ hành nghề tại thời điểm nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Công bố nội dung thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Theo quy của Luật Doanh nghiệp 2014 thì trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trừ thay đổi nội dung của địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội; định kỳ gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các thông tin để hoàn thành thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Các vấn đề còn thắc mắc quý vị hãy liên hệ ngay với Tư vấn Blue Vĩnh Phúc để được tư vấn miễn phí.