Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, quý vị có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng tạp hóa, các quán cafe hay các quán ăn nhỏ…trên các con đường. Và đây là một phận không nhỏ hằng ngày tham gia kinh doanh. Những cơ sở này chưa đủ quy mô, các điều kiện cơ sở vật chất để thành lập công ty và chúng hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể – hộ gia đình. Với hình thức này sẽ mang lại nhiều lợi thế và phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ. Tư vấn Blue xin được chia sẻ với quý vị những thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình tại Vĩnh Phúc như sau.
1. Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp (Văn bản mới: Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh)
– Thông tư 92/2015//TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
– Công văn 17526/BTC-TCT năm 2014, Luật sửa đổi các Luật về thuế
Khái niệm về Hộ kinh doanh gia đình- cá thể
Theo một thống kê năm 2017, cả nước có khoảng hơn 5,5 triệu hộ kinh doanh – một con số lớn hơn rất nhiều so với số lượng doanh nghiệp. Trong những năm qua, đây vẫn là bộ phận đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Đặc điểm của hộ kinh doanh gia đình- cá thể
Từ quy định nêu trên tại Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
– Hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm;
– Hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng không quá 10 lao động
Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh gia đình- cá thể
Theo khoản 2 Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:
– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư;
– Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố: Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC, lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện nay là 100.000 đồng/lần.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình- cá thể
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Giấy này phải có các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ…
– Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình hoặc bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ nếu hộ do một nhóm cá nhân thành lập;
Nơi nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thời gian làm thủ tục:
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
Trên đây là hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình tại Vĩnh Phúc hiện nay. Nếu quý vị còn chưa rõ chổ nào hãy liên hệ ngày với Tư vấn Blue chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.