T4, 07 / 2019 4:33 chiều | hanhblue

Theo quy định tại điều 95 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì một trong những căn cứ để đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là chứng minh được “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”. Quý vị quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Tư vấn Blue Vĩnh Phúc chúng tôi tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau.

Hình minh họa

Căn cứ pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
  • sửa đổi bổ sung năm 2009.

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Căn cứ điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp dưới đây:

– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định.

– Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp

– Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại. Hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp

– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục. Trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Mà không có lý do chính đáng. Trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại. Trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát. Hoặc kiểm soát không có hiệu quả. Về việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

 Trường hợp tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp:

Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp. Thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.

 Quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Điều kiện để thực hiện quyền này là phải nộp phí và lệ phí.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Và ý kiến của các bên liên quan. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Lưu ý: Đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu, cũng có thể áp dụng quy định này.

Chứng minh nhãn hiệu không được sử dụng 5 năm liên tục:

Công ty luật Blue sẽ đại diện quý khách hàng để thực hiện thủ tục điều tra tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam để chứng minh nhãn hiệu đề nghị chấm dứt hiệu lực không được sử dụng trong 5 năm liên tục trước khi đề nghị chấm dứt.

Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – Bộ Công Thương.

Thời gia điều tra: 7-10 ngày làm việc

Thực hiện thủ tục Đề nghị chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Thành phần hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
  • Chứng cứ;
  • Giấy uỷ quyền ;
  • Bản giải trình lý do yêu cầu;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Cơ quan tiếp nhận: Cục Sở hữu trí tuệ

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề về thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà Tư vấn Blue Vĩnh Phúc tổng hợp gửi đến quý vị. Nếu quý vị cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan xin hãy liên hệ ngay với Tư vấn Blue chúng tôi để được tư vấn chi tiết và miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục