T3, 11 / 2019 1:13 sáng | hanhblue

Quy trình đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền là một quy trình trải qua nhiều công đoạn gồm nghiên cứu, tra cứu nhãn hiệu, tiến hành nộp đơn, xử lý nội dung đơn, làm công văn trả lời ý kiến hay quyết định nộp phí cấp hay không cấp văn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được LHD Law Firm (tổ chức đại diện của Cục SHTT) đánh giá, tư vấn và theo dõi đơn theo quy trình chuẩn của nhà nước tại Việt Nam. Là một quy trình vô cùng chặt chẽ chính vì thế quý vị cần phải tìm hiểu thật kỹ. Tư vấn Blue Vĩnh Phúc xin phép được chia sẻ với quý vị thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Tam Dương  như sau.

Hình minh họa

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, ta thấy mục tiêu chính của nhãn hiệu là phân biệt, là căn cứ để người tiêu dùng biết đây là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình, chứ không phải của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, rất dễ xảy ra trường hợp nhãn hiệu đi đăng ký của các doanh nghiệp khá tương tự và dễ gây nhầm lẫn với nhau nên pháp luật quy định khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức mà phải trải qua bước thẩm định.

Chính vì vậy, trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.

Bước tra cứu chuyên sâu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là cần thiết vì đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký thành công hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công. Trường hợp phổ biến nhất khiến doanh nghiệp không đăng ký thành công nhãn hiệu là nhãn hiệu mình dự định đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.

Sau khi tiến hành tra cứu và nhận thấy triển vọng đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm:

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký
  • 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
  • Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Nơi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu:

Cá nhân/tổ chức đến nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (02 Bộ).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức sẽ nhận được 01 Hồ sơ gốc có dấu xác nhận đơn, số đơn và ngày ưu tiên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Trong đó, Ngày ưu tiên nghĩa là: cá nhân/tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ trước. Trường hợp cá nhân/tổ chức khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau giống với nhãn hiệu đã đăng ký trước sẽ không được nhà nước bảo hộ.

Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng nếu đăng ký 01 Nhóm; đăng ký nhãn hiệu từ 02 Nhóm trở lên thì kể từ nhóm thứ 02 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/Nhóm.

Trong mỗi Nhóm sẽ có nhiều sản phẩm cụ thể, nếu liệt kê từ quá 6 sản phẩm thì kể từ sản phẩm thứ 7 sẽ đóng thêm Phí là 150.000 đồng/sản phẩm.

Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ:

Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Tam Dương, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue Vĩnh Phúc để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục