T3, 05 / 2020 2:37 chiều | hanhblue

Khái niệm về văn phòng giao dịch

Văn phòng giao dịch không phải là một thuật ngữ pháp lý. Văn phòng giáo dịch là thuật ngữ mà mọi người thường sử dụng để gọi chung cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, có ba loại hình đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, bao gồm:

– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

– Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Ba loại hình văn phòng giao dịch trên có sự khác nhau cơ bản. Doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình phù hợp với mục đích thành lập và hoạt động.

Công ty Tư vấn Blue sẽ tư vấn chi tiết về từng loại hình văn phòng đại diện, phân tích ưu, nhược điểm và sự khác nhau giữa các loại hình cho quý khách hàng quan tâm.

Thành lập văn phòng đại diện
Thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng giao dịch của mình ở trong nước và nước ngoài (trừ loại hình địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập cùng tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập đến cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ thành lập đối với mỗi loại hình là khác nhau.

Đối với trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

Doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu côngty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
    Đối với thành lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Nội dung thông báo bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  • Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Kèm theo thông báo là văn bản ủy quyền cho Công ty luật

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa.

Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó;

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký;

Doanh nghiệp có thể kê khai đăng ký trực tuyến trên Công thông tin đăng ký quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn sơ bộ của Công ty Tư vấn Luật Blue về thủ tục thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp. quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Bài viết cùng chuyên mục