T2, 04 / 2019 5:49 chiều | hanhblue

Một thương hiệu càng mạnh thì sẽ được định giá càng cao và mang lại khả năng sinh lợi lớn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do liên quan đến hoạt động kinh doanh, có những doanh nghiệp muốn chuyển nhượng lại thương hiệu của mình cho chủ thể khác, nói nôm na là “bán” lại. Hoặc một cách khác để sinh lợi từ thương hiệu là cho phép chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu của mình, nói nôm na là “cho thuê” trong khi doanh nghiệp vẫn sở hữu hợp pháp thương hiệu đó. Cùng Tư vấn Blue Vĩnh Phúc tìm hiểu về các nội dung liên quan đến các vấn đề về chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng thương hiệu trong doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Chuyển nhượng nhãn hiệu:

Theo Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Hình thức thực hiện:

Ký kết hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng được gọi tên là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Một số hạn chế chuyển nhượng:

Nhãn hiệu sẽ chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện như chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu đó;

Việc chuyển nhượng sẽ không gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu:

Các bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu nhưng phải đảm bảo thể hiện được các nội dung sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Hình thức thực hiện:

Ký kết hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng được gọi tên là hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Một số hạn chế chuyển giao:

Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;

Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép;

Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu:

Hợp đồng độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào; đồng thời, bên chuyển quyền chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn được sử dụng nhãn hiệu và ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với bên thứ ba;

Hợp đồng thứ cấp: Là hợp đồng được ký kết giữa bên chuyển quyền (vốn là bên nhận chuyển quyền trong một hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác).

Nội dung hợp đồng sử dụng nhãn hiệu:

Các bên ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo thể hiện các nội dung sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
  • Dạng hợp đồng;
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Tư vấn Blue Vinh Phúc xin được chia sẻ với quý vị các thông tin về việc chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng thương hiệu trong doanh nghiệp.Nếu quý vị có nhu cầu tư vấn pháp luật và các thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng thương hiệu trong doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty Tư vấn Blue Vĩnh Phúc để được hướng dẫn thêm.

Bài viết cùng chuyên mục