T2, 02 / 2019 10:04 chiều | hanhblue

Kinh tế nông thôn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh đó, gần 20 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng chỉ dẫn địa lý để trở thành công cụ bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Bài viết ngày hôm nay của Luật Blue sẽ giới thiệu thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Vĩnh Phúc, giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý góp phần cơ cấu lại sản xuất và thúc đẩy kinh tế nông thôn tại Vĩnh Phúc. 

1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

2.  Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

– Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
– Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

– Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

3. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Qua bưu điện.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (theo mẫu);
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

5. Thời hạn giải quyết:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
– Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

9. Lệ phí:
– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 đồng.
– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

Mọi vấn đề vướng mắc cần hỗ trợ thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Vĩnh Phúc, quý vị hãy liên hệ luật Blue để được tư vấn.

Bài viết cùng chuyên mục